SHOWROOM ĐÓN TIẾP KHÁCH HÀNG TỪ 9H00 - 20H00
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

logo24kara
Sản phẩm ưa thích
Giỏ hàng
077.852.9999
0901.989.686

Những thuật ngữ về đồng hồ bạn nên biết

Những thuật ngữ về đồng hồ bạn nên biết

Các bộ phận của một chiếc đồng hồ

Movement (bộ máy)

Đây là động cơ của đồng hồ

Crown (núm chỉnh giờ)

Cơ chế này cho phép việc lên dây cót của movement và điều chỉnh các chức năng tính ngày giờ. Để tăng cường khả năng chống nước, bộ phận này có thể được gắn vào case tạo thành một seal chống ầm và chống nước.

Pusher (các nút ấn)

Điều khiển các chức năng như chronograph hoặc điều chỉnh ngày tháng

Lugs

Bộ phận cho phép một dây đeo hoặc vòng đeo tay được gắn vào vỏ đồng hồ.

Rotor

Búa văng tạo nên năng lượng cho đồng hồ

Strap (dây đeo)

Phụ kiện bằng da hoặc cao su để giữ đồng hồ trên tay khi đeo. Đính kèm kim loại, thường được làm từ thép không gỉ hoặc vàng

Subdial (mặt số phụ)

Một bộ quay số nhỏ được đặt trong dial chính, hiển thị các chức năng bổ sung như chronograph, giây hoặc ngày.

Exhibition caseback (lộ cơ, lộ máy)

Mặt sau của đồng hồ được bảo vệ bởi kính sapphire (hoặc kính khoáng) để hiển thị bộ máy.

Hour Marker (cọc số)

Thể hiện thời gian trên mặt đồng hồ

Case (vỏ đồng hồ)

Chứa bộ máy và bảo vệ nó khỏi các tác động bên ngoài. Case có thể được làm từ các kim loại khác nhau và có nhiều hình dạng khác nhau.

 

CASE

Các loại case phổ biến nhất hiện nay gồm có:

 

Case có thể được làm từ nhiều kim loại khác nhau:

Platinum

  • Quý, hiếm, cứng
  • Khó chế tạo
  • Độ cứng: 4,5 trên thang đo Mohs

Vàng 18K

  • Có màu vàng, hồng và trắng. K là trọng lượng karat
  • Vàng 24K là tinh khiết nhất và mềm nhất
  • Vàng 18K chứa khoảng 75% vàng
  • Độ cứng: 2,5-3 trên thang đo Mohs

Vàng 14K

  • Hiếm khi được sử dụng trong đồng hồ Thụy Sĩ
  • 58,5% là vàng nguyên chất
  • Độ cứng: 3,0-3,5 trên thang đo Mohs

Mạ vàng

  • Vàng dát (mạ) trên kim loại
  • Phai mờ theo thời gian

Thép không gỉ

  • Phổ biến nhất
  • Khó bị trầy xước hơn vàng
  • Dễ đánh bóng
  • Độ cứng: 5,6-6 trên thang đo Mohs

Titanium

  • Nhẹ và bền, chất liệu tiên tiến
  • Không gây dị ứng
  • Độ cứng: 6,0 trên thang đo Mohs

Ceramic

  • Nhẹ, nhân tạo, chất liệu tiên tiến
  • Khó trầy xước
  • Độ cứng: 8-8,5 trên thang đo Mohs

Tantalium

  • Tối màu, dày, cứng
  • Khả năng chống ăn mòn cao
  • Độ cứng: 6,5 trên thang đo Mohs

Tungsten Carbide

  • Chất kim loại đặc
  • Độ bền cao, cứng
  • Độ cứng: 7,5 trên thang đo Mohs

PVD

  • Được gia công bởi một lớp vật liệu liên kết với kim loại
  • Cải thiện độ cứng và khả năng chống mài mòn

Kim cương nhân tạo

  • Bề ngoài giống kim loại
  • Cứng gần bằng kim cương tự nhiên
  • Bóng hơn Teflon (một loại nhựa có hệ số ma sát cực kỳ thấp, đứng thứ 2 chỉ sau kim cương tự nhiên)

CRYSTAL (MẶT KÍNH)

Đây là “tấm kính” bao phủ bề mặt đồng hồ và bảo vệ nó khỏi nước và bụi bẩn. Có 3 loại tinh thể chính được sản xuất trong sử dụng và chế tác đồng hồ.

Sapphire tổng hợp

Nguyên tố trong suốt và được tạo ra trong phòng thí nghiệm này có thành phần hóa học gần giống với sapphire tự nhiên nhưng giá rẻ hơn rất nhiều. Sapphire được sử dụng vì nó là nguyên tố cứng thứ hai, chỉ sau kim cương. Điều này làm cho nó có tính chống xước cực kì tốt và hữu dụng cho các tinh thể đồng hồ. Nhược điểm của nó là dễ bị mẻ và vỡ nếu bị tác động. Nếu điều này xảy ra, các phần tử cực nhỏ của sapphire sẽ rơi vào movement, tác động tiêu cực đến đồng hồ. Sapphire cũng là loại tinh thể đắt nhất và tiêu tốn vài trăm USD để thay thế. Phần lớn đồng hồ nhập khẩu từ Thụy Sĩ đều có tinh thể sapphire.

Mineral (kính khoáng)

Mặt kính được làm bằng thủy tinh. Chất liệu này đã được ứng dụng trong sản xuất đồng hồ hàng trăm năm qua. Kính khoáng khá dễ xước và những vết xước này rất khó khôi phục. Chúng rẻ tiền hơn tinh thể sapphire và chỉ tiêu tốn hơn 100 USD để thay thế nếu bị hỏng.

Acrylic

Tương tự như plastic, acylic là loại tinh thể có giá hợp lý nhất nhưng cũng dễ bị trầy xước nhất và có thể bị nứt nếu chịu va đập. Các vết trầy xước này có thể được khôi phục và các tinh thể acrylic có thể được đúc thành các hình dạng phức tạp mà các tinh thể sapphire và kính khoáng không thể.

DIAL (MẶT SỐ)

Có rất nhiều cách để hiển thị dial trên đồng hồ. Dưới đây là một vài cách phổ biến nhất:

Số Ả Rập và cọc tia (index)

Một dial có số Ả Rập và cọc tia sẽ có cả chữ số và tia chỉ số.

Số Ả Rập

Dial sẽ chỉ hiện thị thời gian qua các số Ả Rập.

Cọc tia

Dial không có số, chỉ có các tia hoặc các dấu chấm.

Số La Mã và cọc tia

Thời gian thể hiện qua cả số La Mã và các cọc tia.

Số La Mã

Mặt đồng hồ chỉ có số La Mã.

California

Thời gian sẽ được hiển thị qua một nửa số La Mã và một nửa số Ả Rập.


LUMINOSITY (DẠ QUANG Ở MẶT SỐ)

Rất nhiều loại đồng hồ có các kim và kí hiệu chỉ giờ phát sáng trong bóng tối. Ban đầu, Radium được sử dụng vào những năm 1950 nhưng được phát hiện có tính phóng xạ cao và được thay thế bằng một chất có tên Tritium. Tritium có mức độ phóng xạ thấp hơn nhiều và được xem là một giải pháp thay thế an toàn hơn cho Radium. Bạn có thể nhận biết đồng hồ có Radium hay Tritium vì nó sẽ có chữ "T" hoặc "R" được in trên mặt đồng hồ, thường là bên cạnh xuất xứ (ví dụ: T-Swiss Made-T, hoặc R-Swiss Made -R).

Gần đây, một chất mới, Super- LumiNova®, đã được ra mắt, nó không có tính chất phóng xạ và sáng gấp 3 lần Tritium. Trong quá trình sử dụng, nó cũng không bị phai màu như Tritium.

CÁC KIM CỦA ĐỒNG HỒ

Có nhiều thiết kế khác nhau được sử dụng cho các kim của đồng hồ. Kim có màu xanh đậm được gọi là kim "blued steel"  và là kết quả của việc nung nóng thép cho đến khi nó thay đổi màu sắc.

Kỹ thuật này lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà sản xuất đồng hồ nổi tiếng Abraham-Louis Breguet vào thế kỷ 19 để dễ nhận biết các kim hơn.

Xem thêm các thông tin thú vị khác về kim đồng hồ tại đây: http://www.24kara.com/ten-goi-cua-nhung-loai-kim-dong-ho-pho-bien-nhat-bid130.html

CÁC LOẠI KHÓA

Khóa Ardillon (khóa cài, khóa đơn)

Loại khóa truyền thống, trong đó một đầu của dây đeo được cài vào khóa bằng một chiếc ghim để có thể vừa vặn với tay người đeo.

Khóa Deployant (khóa đôi, khóa bướm)

Dây đeo bằng da gắn với khóa kim loại gập, an toàn hơn khi đeo so với khóa Ardillon thông thường do khi mở khóa, đồng hồ vẫn được gắn vào cổ tay. Điều này được phát minh bởi Louis-Cartier vào đầu thế kỷ 20.


BEZELS

Bezel là vòng đệm gắn vào mặt đồng hồ, có tác dụng bảo vệ mặt kính. Bezel thường được tích hợp chức năng hỗ trợ cho việc lặn hoặc bấm giờ, mang lại tính thẩm mỹ cao.

Diving Bezel (bezel cho đồng hồ lặn)

Một diving bezel cho phép thợ lặn theo dõi trực quan bình cấp khí bằng cách đo thời gian lặn qua việc nhìn vào các dấu hiệu chỉ phút trên bezel xoay một chiều. Vì lí do an toàn, loại bezel này chỉ xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Trước khi lặn, thợ lặn đặt bezel theo hướng bình khí của mình.

Timing Bezel (bezel hỗ trợ việc đếm giờ)

Tương tự như diving bezel nhưng có thể xoay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Loại bezel này có thể sử dụng trong việc tính thời gian đỗ xe, nấu ăn, v.v.

 

CHỐNG NƯỚC

Một chiếc đồng hồ được coi là có khả năng chống nước nếu nó có thể chịu được áp lực ở độ sâu 30 mét (99 feet). Đôi khi sự chống nước của đồng hồ lại phụ thuộc vào atmosphere. Một atmosphere (ATM) sâu khoảng 10 mét (33 feet), do đó nếu một chiếc đồng hồ có chỉ số chống nước là 3 ATM thì cũng có nghĩa là nó chịu được áp lực nước ở độ sâu 99 feet.

Bar

Bar là đơn vị đo áp suất cơ bản, tương đương với 1 ATM. Nếu đồng hồ hiển thị rằng nó chịu được áp lực 3 bar thì khả năng chống nước sẽ là ở độ sâu 30 mét.

VAN HELIUM

Nhiều chiếc đồng hồ chuyên dụng cho việc lặn được trang bị van helium, một tính năng đặc biệt dành cho những thợ lặn chuyên nghiệp. Nó cho phép đồng hồ không phải chịu những áp lực tiêu cực (do độ sâu của biển) thông qua một van tự động mở ra khi áp suất bên trong đồng hồ lớn hơn so với bên ngoài.

CHỐNG SỐC

Trong nhiều trường hợp, khả năng chống sốc thậm chí còn quan trọng hơn khả năng chống nước. Đồng hồ đeo tay phải chịu nhiều cử động, đôi khi đột ngột và lực tác động rất mạnh. Nếu một chiếc đồng hồ không được chống sốc đúng cách, bộ máy rất dễ bị ảnh hưởng dẫn đến hỏng hóc. Có một vài phương pháp được sử dụng trong đồng hồ hiện nay để chống sốc cho bộ máy.  Một trong những cách phổ biến nhất là sử dụng hệ thống Incabloc được giới thiệu bởi Universal Escapements, Ltd. của Thụy Sĩ vào năm 1933. Hệ thống Incabloc cho phép các phần nhạy cảm nhất của bộ máy di chuyển ngang khi bị va đập và sau đó trở lại vị trí bình thường (thông qua hệ lò xo ở phía trên các bộ phận quay). Hầu hết các cụm chống sốc khác đều hoạt động tương tự như Incabloc, sử dụng lò xo làm giảm xóc.

Nhận tin khuyến mãi từ chúng tôi

congthuongmin

24KARA - Hệ thống Showroom Đồng hồ chính hãng và đồ hiệu

Công ty phân phối và bán lẻ đồ cao cấp: Đồng hồ, Bật lửa, Bút ký, Kính mắt


✪ Showroom 1 - Hà Nội : 25/73 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội. 

✪ Showroom 2 - Hà Nội: 9A Thái Phiên, Hai Bà Trưng, Hà Nội (đối diện Vincom Bà Triệu). 

✪ Showroom 3 - Bắc Giang: Lô 4, tòa 2, TTTM Đại Hoàng Sơn, Xương Giang, Bắc Giang. 

✪ Website:   24kara.com

✪ Fanpage:   www.facebook.com/24kara.co

✪ Instagram: www.instagram.com/24kara/

✪ Youtube:    www.youtube.com/channel/UC7mSiIndg6l6RL40QaBOmaA

  

Copyright by Đồng Hồ 24Kara ® Since 2010

Góp ý & Khiếu nại: Sales@24kara.com

 

DMCA.com Protection Status