Một chiếc Rolex Daytona với mặt số Tiffany & Co.
Thiết kế mặt số này khá đẹp và đơn giản. Trên mặt những chiếc đồng hồ có mặt số co-signed sẽ bao gồm cả tên thương hiệu và các đại lí phân phối. Đúng như dự đoán, các loại mặt số co-signed có mức giá cao nhất đều đến từ các thương hiệu cao cấp và các đại lí sang trọng, và thương hiệu được khao khát nhất là Patek Philippe Và Tiffany & Co (Đôi khi đồng hồ của thương hiệu này được gọi với cái tên đơn giản là “Tiffany dial”).
Một chiếc Omega Geneve với mặt số thập phân
Mặt số crosshair là xu hướng thiết kế nổi bật của những chiếc đồng hồ xuất hiện từ giữa thế kỷ, có thể kể đến Omega Seamasters, DeVilles và Geneves. Loại mặt số này chỉ đơn giản là hai đường thẳng ngang-dọc cắt nhau tạo thành các góc 90⁰ ở trung tâm mặt số, bắt đầu từ vị trí 12h đến 6h và 3h đến 9h. Chiều dài và chiều rộng của hai đường thẳng sẽ phụ thuộc vào kích thước mặt số; một số loại mặt crosshair có trục tung - hoành dài chạm tới cạnh của đồng hồ, nhưng cũng có loại ngắn hơn.
Mặt số tráng men rất được ưa chuộng vì mức độ hiếm gặp và yêu cầu kỹ thuật cao trong chế tác. Từ Men (Enamel) bắt nguồn từ “Smelzan” trong tiếng Đức, sau này người ta sử dụng từ “Esmail” trong tiếng Pháp cổ, và hiện nay phổ biến nhất vẫn là Enamel – ngôn ngữ tiếng Anh hiện đại. Trong tiếng Pháp nó được biết đến với cái tên Email, đó là lý do tại sao bạn sẽ thường nhìn thấy chữ “Email” được viết bên dưới mặt số tráng men.
Những đồ vật đầu tiên sử dụng phương pháp tráng men đã xuất hiện tại Cộng hòa Síp vào thế kỷ 13 Trước Công Nguyên. Tuy kỹ thuật ngày càng phát triển nhưng cách thức thực hiện quá trình tráng men hầu như không thay đổi. Men là một loại thủy tinh mềm được tạo thành từ silica, chì đỏ và soda; khi nung nóng từ 800 đến 1200 độ C sẽ hóa lỏng và liên kết với kim loại. Các phân tử men sẽ pha trộn với các nguyên tố khác nhau để đạt được các màu sắc khác nhau: Sắt cho màu xám, Crôm cho màu xanh lá cây và I-ốt cho màu đỏ.
Quá trình xử lý mặt số tráng men có rất nhiều rủi ro vì mặt số có thể bị nứt hoặc bọt khí có thể xuất hiện giữa các lớp và khiến toàn bộ quá trình trở về con số 0. Donze Cadrans hiện là nhà sản xuất mặt số tráng men duy nhất ở Thụy Sĩ và sản xuất loại mặt số này cho Patek Philippe, A.Lange & Sohne, Ulysse Nardin và những thương hiệu khác.
Nhà máy Donze Cadrans
Mặt số tráng men cloisonne trên chiếc Patek Philippe World Timer
Đây là một trong những loại mặt số tráng men dễ nhận biết nhất. Bản phác thảo thiết kế được vẽ trực tiếp lên mặt đồng hồ bằng bút chì và sau đó các sợi vàng siêu mỏng (mỏng hơn một sợi tóc) được uốn một cách cẩn thận và sắp xếp lên bảng phác thảo này. Sau đó, các phân tử men sẽ được sơn lên rồi trải qua quá trình xử lý nhiệt, lặp lại khoảng năm lần cho tới khi kết thúc.
Đồng hồ đầu tiên tráng men cloisonne xuất hiện trong những năm 1940 và vẫn phổ biến trong các thương hiệu cao cấp cho đến những năm 1960. Gần như tất cả các dòng đồng hồ tráng men cloisonne sản xuất trong giai đoạn này đều do Carlo Poluzzi, Marguerite Koch và Nelly Richard sản xuất.
Laurent Ferrier Tourbillon Double Spiral
Men Grande Feu, trong tiếng Anh là “Great Fire”, là kỹ thuật tráng men phức tạp nhất vì nó mang lại độ bền cao nhất. Thay vì có màu sắc đa dạng và sinh động như men cloisonne, mặt đồng hồ Grande Feu có màu sắc đồng đều với tiêu chuẩn là màu trắng/kem với một vài thiết kế màu đen có màu đen đặc biệt.
Donze Cadran mô tả quá trình thực hiện tráng men Grande Feu như sau: "Nghệ nhân lành nghề không vẽ họa tiết trực tiếp trên đồng hồ, nhưng sử dụng nhiều oxit hơn trên mặt đồng hồ bằng vàng. Sau đó, mặt số được đặt vào lò nung nhiều lần để họa tiết và màu sắc dần dần hiện ra". Thách thức trong việc tráng men Grande Feu là tạo ra các lớp men răng đồng nhất và nhất quán về màu sắc. Điều này có gây khó khăn ngay đối với cả những người thợ lành nghề nhất khi cố gắng tái tạo các mặt đồng hồ họ từng sản xuất.
Mặt số của Vacheron Constantin với men Champleve
Đây là hình thức tráng men lâu đời nhất và có kỹ thuật thực hiện trái ngược với men Cloisonne. Thay vì những đường phác thảo bằng các sợi vàng mỏng, người ta chạm khắc những đường rãnh ngay trên mặt số. Những rãnh này tạo ra một đường vân chìm, sau đó được lấp đầy bằng men rồi nung trong lò và đánh bóng.
Mặt số men flinque màu xanh dương của Ulysse Nardin
Flinque là kỹ thuật tạo ra một lớp phủ bằng men trên bề mặt số đã được xử lý với các đường vân Guilloche. Sự khác biệt về độ dày về kết cấu của mặt đồng hồ khiến ánh sáng phản chiếu vô cùng đẹp mắt!
Men Grisaille
Van Cleef & Arpels Lady Arpels Pont des Amoureux
Kỹ thuật này lần đầu tiên được phát triển bởi các nghệ nhân đồng hồ Van Cleef & Arpels cho dòng đồng hồ Poetic Complications của họ. Đầu tiên, mặt đồng hồ được phủ một lớp men đen và sau đó được nung trong lò nhiều lần. Sau đó là công đoạn sơn trắng "Blanc de Limoges" và độ dày của sơn sẽ thay đổi để mang lại hiệu quả mong muốn. Lớp sơn màu trắng dày hơn, lớp màu đen bên dưới ít hơn, cho phép tạo ra các đám mây sinh động, các ngôi sao, Mặt trăng và bầu trời đêm xuất hiện. Lớp sơn màu trắng này lần đầu tiên được sơn bằng bàn chải và sau đó vẽ lại bằng kim.
Rolex Submariner với những chi tiết mặt số mạ vàng
Từ mạ vàng được định nghĩa là “phủ một lớp mỏng bằng vàng hoặc một lớp sơn vàng lên bề mặt” hoặc cũng có thể mặt đồng hồ có một số yếu tố được in bằng sơn vàng.
Trong chiếc Rolex Submariner ở trên, biểu tượng vương miện, tên thương hiệu, tên đồng hồ, thông số chống nước và các cọc số được in bằng sơn vàng. Mặt số mạ vàng có thể xuất hiện trong nhiều thương hiệu ở tất cả các mức giá khác nhau.
Mặt số kết hợp nhiều loại vân Guilloche
Mặt số Guilloche (Guillochage), đơn giản là một mặt số được chạm khắc các họa tiết lặp đi lặp lại. Các phương pháp chạm khắc truyền thống sử dụng các máy tiện bằng tay hoặc máy tiện từng đợt.
Kỹ thuật này thường được hoàn thiện truyền thống bằng tay, nhưng loại hình nghệ thuật này đang dần bị mai một bởi chỉ có một vài thương hiệu (như Pennsylvania) ứng dụng. Phần lớn các mặt đồng hồ Guilloche ngày nay đều được chạm khắc bằng máy móc.
Rolex Ref. 1603 với mặt số linen
Mặt số Linen là một loại mặt số khá thú vị; và chiếc Ref Rolex với mặt số Linen “Sigma” màu xám ở ảnh trên cũng là một thiết kế như vậy. Mặt số linen là loại mặt số có kết cấu với hàng chục họa tiết theo chiều dọc và ngang giống như bề mặt chất liệu vải lanh. Các màu sáng hơn như màu trắng/kem phổ biến hơn các màu tối (màu xám, màu đen thì đặc biệt hiếm).
Jaeger LeCoultre Master Calendar với mặt số thiên thạch
Mặt số thiên thạch được làm bằng các mảnh thiên thạch mỏng được đánh bóng. Vì những mảnh thiên thạch được cắt ra và đánh bóng từ các thiên thạch khác nhau được tìm thấy trên khắp thế giới, nên các mặt số không bao giờ có chiếc thứ hai. Thường được chế tác trên mặt đồng hồ ba lịch, thiết kế này được sản xuất bởi các thương hiệu nổi tiếng như Jaquet Droz, Jaeger-LeCoultre và Rolex.
Seiko Credor Eichi II
Có rất ít đồng hồ được thiết kế với loại mặt số này vì giống như mặt sứ tráng men, mặt số sứ yêu cầu kỹ thuật phức tạp để có thể chế tác. Sự khác biệt giữa sứ và men là sứ chứa đất sét và thường có màu trắng. Chiếc Seiko Credor Eichi II này có mặt đồng hồ bằng sứ với nhãn hiệu và tên thương hiệu được vẽ bằng tay.
Laurent Ferrier Galet Square tại phiên đấu giá Only Watch 2015
Mặt số phân vùng (mặt số khoa học) truyền thống là mặt đồng hồ có vòng tròn đồng tâm với những cọc số hướng ra ngoài, chia thời gian thành từng ô nhỏ theo tỷ lệ. Các ô có thể chia theo giờ, như chiếc Laurent bên trên, hoặc chia theo phút nhưng ít phổ biến hơn.
Breguet 'Marie Antoinette'
Đây có lẽ là loại mặt đồng hồ đơn giản nhất, mặt số được tạo thành từ chất liệu trong suốt cho phép nhìn thấy bộ máy bên dưới. Những loại đồng hồ cổ thường sử dụng kính khoáng nhưng những thiết kế mới hơn sử dụng tinh thể sapphire với lớp phủ chống lóa.
Chiếc đồng hồ trên, một bản sao hiện đại của chiếc đồng hồ bỏ túi Breguet của Marie Antoinette, là một trong những chiếc đồng hồ lộ cơ nổi tiếng nhất. Mặt số lộ máy tuy không phải là một mặt số dễ đọc và nhiều hơn nữa nhưng nó thể hiện tài năng của những nghệ nhân chế tác đồng hồ.
Thiết kế Royal Oak nổi tiếng của Audemars Piguet
Mặt số Tapisserie sở hữu các vân guilloche là các ô vuông nhỏ, được ngăn cách bởi các rãnh mỏng. Một trong những dòng đồng hồ mang tính biểu tượng cho thiết kế này là Audemars Piguet Royal Oak, được thiết kế bởi Gerald Genta. Audemars Piguet đã luôn luôn nhận được những thiết kế mặt số Royal Oak từ Stern Creations, một nhà sản xuất mặt đồng hồ được thành lập bởi gia đình Stern huyền thoại.
Cỗ máy có tên Pantograph sao chép chạm khắc họa tiết Tapissesrie từ một mô hình thiết kế lớn và chạm khắc chúng vào mặt đồng hồ nhỏ. Mỗi lần chạm khắc có thể mất từ 20-50 phút tùy thuộc vào kích thước và kiểu hoàn thiện.
Omega Seamaster phiên bản kỷ niệm Olympic 2018
Mặt số teak, giống như chiếc Aqua Seamaster Aqua Terra bên trên, chỉ đơn giản là một mặt đồng hồ được chạm khắc các sọc dọc. Độ dày của các sọc sẽ có sự khác nhau tùy theo thương hiệu, màu sắc cũng như phương pháp đánh bóng và hoàn thiện của mặt số.
24KARA - Hệ thống Showroom Đồng hồ chính hãng và đồ hiệu
Công ty phân phối và bán lẻ đồ cao cấp: Đồng hồ, Bật lửa, Bút ký, Kính mắt
✪ Showroom 1 - Hà Nội : 25/73 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội.
✪ Showroom 2 - Hà Nội: 9A Thái Phiên, Hai Bà Trưng, Hà Nội (đối diện Vincom Bà Triệu).
✪ Showroom 3 - Bắc Giang: Lô 4, tòa 2, TTTM Đại Hoàng Sơn, Xương Giang, Bắc Giang.
✪ Website: 24kara.com
✪ Fanpage: www.facebook.com/24kara.co
✪ Instagram: www.instagram.com/24kara/
✪ Youtube: www.youtube.com/channel/UC7mSiIndg6l6RL40QaBOmaA
Copyright by Đồng Hồ 24Kara ® Since 2010
Góp ý & Khiếu nại: Sales@24kara.com