SHOWROOM ĐÓN TIẾP KHÁCH HÀNG TỪ 9H00 - 20H00
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

logo24kara
Sản phẩm ưa thích
Giỏ hàng
077.852.9999
0901.989.686

Hướng dẫn đọc “thông tin” trên viền bezel đồng hồ cơ: Đơn giản mà rất tiện lợi

Hướng dẫn đọc “thông tin” trên viền bezel đồng hồ cơ: Đơn giản mà rất tiện lợi

Một trong những sáng tạo đơn giản nhất mà thuận tiện nhất mà con người đem tới cho những chiếc đồng hồ cơ chính là vành bezel với những con số. Nó có thể dùng để hiển thị múi giờ thứ 2 trên những đồng hồ GMT, có thể là Tachymeter tính vận tốc xe, hay thậm chí là Pulsometer để bác sỹ tính nhịp tim mạch của người bệnh nữa.

Lịch sử của vành bezel

Thật sự rất khó để tìm ra những tài liệu chỉ ra chính xác chiếc đồng hồ nào đầu tiên in số lên viền đồng hồ để tiện theo dõi thời gian, nhưng có thể khẳng định xu thế đó đã bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, khi những chiếc đồng hồ lặn và đồng hồ hiển thị hai múi giờ GMT xuất hiện. Ý tưởng rất đơn giản, nhưng cùng lúc lại rất thông minh: Viền bezel thì đồng hồ nào cũng có, vậy tại sao lại không in thông tin hữu ích lên đó thay vì chỉ là một bộ phận ở bên ngoài mặt dial và lớp kính bảo vệ đồng hồ?

dong_ho_24kara.com_1

Và từ đó, những viền bezel có số hiển thị ở bên ngoài bắt đầu xuất hiện. Nó không khiến bộ máy bên trong chiếc đồng hồ phải thay đổi, và giá thành gia công một chiếc đồng hồ cũng chẳng cao hơn là bao nhiêu. Nhưng bù lại, với những thông tin nó hiển thị, giá trị sử dụng của một chiếc đồng hồ tăng lên rất nhiều. Dưới đây là một vài ví dụ bezel và cách đọc chúng:

La bàn

Thật ra nếu biết cách, thì chiếc đồng hồ với 2 kim giờ phút nào cũng có thể biến thành la bàn chỉ phương hướng. Lấy ví dụ nếu anh em ở Bắc Bán Cầu, ban ngày hãy hướng đồng hồ sao cho kim giờ chỉ về phía mặt trời. Sau đó ghi lại khoảng cách từ kim giờ đến vạch số 12h. Chính giữa khoảng cách đó sẽ là 1 vạch số trên mặt đồng hồ, và vạch này chỉ đúng về hướng nam. Trong khi đó nếu anh em ở Nam Bán Cầu, anh em sẽ phải lấy vạch số 6h thay gì 12h làm chuẩn, còn lại quá trình giống hệt như trên.

dong_ho_24kara.com_2

Trong khi đó nhiều mẫu đồng hồ cơ hoặc điện tử có viền in những ký tự chỉ phương hướng, mặc dù vẫn phải định hướng theo kiểu thủ công vì viền bezel này không tự xoay để chỉ đúng hướng Bắc – Nam như la bàn, nhưng tiện hơn rất nhiều so với việc cứ vài tiếng lại chĩa đồng hồ lên phía mặt trời để tìm đường.

Hiển thị phút và đếm ngược

Trên hầu hết những đồng hồ dành cho thợ lặn, các hãng đều trang bị bezel xoay với vạch số chỉ phút từ 10 đến 50 phút. Hầu hết chúng đều xoay được nhưng chỉ 1 chiều ngược kim đồng hồ để tránh bị rụng ra ngoài trong quá trình sử dụng. Một vài chiếc Seiko như SKX031 thì xoay được cả hai chiều, dẫn đến việc bezel khá lỏng lẻo sau vài năm sử dụng. Một vấn đề nữa với bezel xoay được 2 chiều là nó dễ va chạm và tự xoay trong quá trình sử dụng dưới mặt nước.

dong_ho_24kara.com3

Anh em thợ lặn dùng vành bezel này để đánh dấu thời gian lặn. Cách đơn giản nhất là vặn vành bezel để mũi tên số 0 trùng với vị trí kim phút, sau đó lặn xuống biển. Nhờ đó họ có thể biết mình đã ở dưới đáy biển bao lâu và còn bao nhiêu oxy trong bình cấp dưỡng khí đeo sau lưng. Nhờ vậy, thợ lặn có thể biết lúc nào mình nên quay trở lại mặt nước, rất an toàn.

dong_ho_24kara.com4

Tương tự như vậy với những đồng hồ đếm ngược. Thay vì số tăng dần theo chiều kim đồng hồ, chúng hiển thị ngược lại. Những đồng hồ dạng này cho phép quân đội, cảnh sát hay phi công có thể đếm ngược thời gian bằng cách tương tự như trên, vặn bezel theo vạch số phút cần đếm ngược tới vị trí kim phút hiện tại, và đến khi kim phút chỉ về 0 là xong.

Giờ quốc tế

Thông thường những chiếc đồng hồ GMT sẽ có một kim phụ chỉ giờ ở địa điểm anh em mới bay đến. Kim phụ này quay 1 vòng hết 24h. Kim phụ này phụ thuộc vào bezel bên ngoài khi các hãng đều in vạch số từ 1 đến 24 ở viền ngoài chiếc đồng hồ để hiển thị. Nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ chính là Rolex GMT Master. Nhờ có vạch số này, anh em có thể theo dõi cả thời gian ở nhà lẫn ở địa điểm hiện tại một cách dễ dàng, mà những chiếc đồng hồ GMT như thế này (ngoại trừ Rolex) thường không đắt như những chiếc World Time có nút bấm nhảy kim giờ theo từng múi giờ theo ý muốn của anh em. Patek Philippe 5130J là một ví dụ.

dong_ho_24kara.com5

Thông thường bộ máy đồng hồ GMT, kim chỉ giờ phụ sẽ không chỉnh được độc lập và anh em sẽ phải xoay bezel để kim phụ này chỉ đúng giờ. Trong khi đó một số khác thì có tính năng “nhảy giờ” để kim giờ chính thay đổi vị trí nhanh chóng, hiển thị thời gian tiện hơn, trong khi bezel vẫn xoay được như bình thường. Đó cũng chính là cách GMT-Master II của Rolex hay nhiều mẫu khác rẻ hơn cho người dùng hiển thị không phải 2 mà là 3 múi giờ khác nhau. Kim phụ được chỉnh để hiển thị múi giờ gốc GMT, kim đồng hồ chính hiển thị giờ hiện tại, và bezel được xoay để chỉ giờ ở múi giờ thứ 3 dựa vào vị trí của kim giờ phụ.

Tachymeter - Đo vận tốc

Đi kèm với đồng hồ chronograph chính là viền tachymeter để đo vận tốc xe của anh em. Nhưng hiện giờ nhiều người mua đồng hồ chronograph vì nó trông ngầu, chứ mình hỏi thì cũng không biết tachymeter hoạt động như thế nào. Trên viền bezel hiển thị những con số khác nhau ở những vị trí khác nhau, và chúng đo vận tốc xe tương đối hợp lý.

dong_ho_24kara.com6

Để đo vận tốc xe, anh em bắt đầu bấm nút ở trên của đồng hồ chronograph để kim giây chính bắt đầu chạy, sau đó chạy xe 1km rồi bấm dừng kim giây trên đồng hồ. Kim giây dừng ở đâu thì đó là vận tốc trung bình của xe. Lấy ví dụ sau 1km quãng đường đã đi, kim giây dừng ở số 120, nghĩa là 120km/h. Thay vì tính toán nhiều phép tính trong đầu thì bezel này rất tiện, vì xe chạy với vận tốc 120 km/h, nghĩa là 1 phút đi được 2km, 30 giây đi được 1km. Vạch số 120 km/h ở đúng vị trí số 6 trên mặt đồng hồ, nghĩa là xe mất 30 giây để chạy hết quãng đường 1km ở vận tốc đó. Tương tự như vậy với 60 km/h sẽ mất 1 phút để đi hết 1km.

Telemeter - Đo khoảng cách bằng âm thanh

Nếu Tachymeter dùng để đo vận tốc xe, thì Telemeter dùng cho những người lính tính khoảng cách của địch dựa vào âm thanh của tiếng đạn, hoặc tính vị trí sét đánh từ lúc chớp lòa cho tới khi nghe thấy tiếng sấm. Tốc độ ánh sáng nhanh hơn tốc độ âm thanh rất nhiều nên dựa vào tốc độ âm thanh hoàn toàn có thể tính ra khoảng cách.

dong_ho_24kara.com7Lấy ví dụ khi nhìn thấy chớp lóe lên, anh em bắt đầu ấn nút và khi nghe thấy tiếng sấm sẽ ấn một lần nữa để kim giây dừng lại, và chỉ vào vị trí khoảng cách tương đối. Nhờ đó anh em không cần tính toán khoảng cách dựa vào vận tốc âm thanh là 343 m/s nữa, đồng hồ sẽ tính cho anh em. Những bezel này tương đối hiếm, và chúng hiển thị bằng nhiều đơn vị khác nhau, từ km, dặm cho đến mét.

Pulsometer - Đo nhịp tim

Dạng viền bezel đếm giờ này hiện tại cũng hiếm hơn nhiều so với tachymeter, nhưng lại rất tiện cho các bác sỹ. Cách dùng của nó gần như giống hệt Tachymeter. Bấm nút để kim giây bắt đầu chạy, sau đó nghe đủ 30 nhịp tim của bệnh nhân và ấn nút dừng lại. Kim giây dừng ở đâu thì đó là nhịp tim tính theo phút của họ. Lấy ví dụ 30 nhịp tim đếm được trong 20 giây, thì nhân 3 lên sẽ là 90 nhịp mỗi phút.

dong_ho_24kara.com6

Tuy nhiên giờ đây những thiết bị đo nhịp tim vừa nhiều vừa chính xác, nên Pulsometer cũng dần mai một, rất ít sản phẩm có tính năng này. Một trong số đó là Christopher Ward C9 Pulsometer, hoặc Vacheron Constantin Cornes de Vache chẳng hạn.

Thước tính

Đây là loại mặt đồng hồ đã khiến Breitling hay nhiều thương hiệu khác trở nên nổi tiếng. Nó không cần hoạt động với kim giây đồng hồ, mà thay vào đó giống như 1 cái thước đo để nhân chia. Lấy ví dụ muốn nhân 4 với 16, anh em sẽ xoay viền bezel ngoài sao cho số 16 trùng với số 10 ở khung số bên trong, và tìm đến số 4 ở viền trong, nó sẽ hiển thị kết quả ở viền ngoài: 64. Nó hoạt động y hệt những thước tính căn bản, và rất tiện cho ai làm hàng hải khi tính được tỷ lệ, tốc độ, quãng đường, thậm chí cả căn bậc hai nếu mặt số được in đủ thông tin.

dong_ho_24kara.com9

Một trong số những chiếc đồng hồ có thước tính nổi tiếng nhất có lẽ là Breitling Navitimer World, nhưng bên cạnh tính năng đó, nó còn có cả chức năng chronograph và giờ quốc tế, biến nó thành một công cụ toàn diện cho dân hàng hải và hàng không.

Nguồn: Sưu tầm

Nhận tin khuyến mãi từ chúng tôi

congthuongmin

24KARA - Hệ thống Showroom Đồng hồ chính hãng và đồ hiệu

Công ty phân phối và bán lẻ đồ cao cấp: Đồng hồ, Bật lửa, Bút ký, Kính mắt


✪ Showroom 1 - Hà Nội : 25/73 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội. 

✪ Showroom 2 - Hà Nội: 9A Thái Phiên, Hai Bà Trưng, Hà Nội (đối diện Vincom Bà Triệu). 

✪ Showroom 3 - Bắc Giang: Lô 4, tòa 2, TTTM Đại Hoàng Sơn, Xương Giang, Bắc Giang. 

✪ Website:   24kara.com

✪ Fanpage:   www.facebook.com/24kara.co

✪ Instagram: www.instagram.com/24kara/

✪ Youtube:    www.youtube.com/channel/UC7mSiIndg6l6RL40QaBOmaA

  

Copyright by Đồng Hồ 24Kara ® Since 2010

Góp ý & Khiếu nại: Sales@24kara.com

 

DMCA.com Protection Status